– Tên gọi: Chùa Hạnh Phúc Tăng theo tiếng Khmer gọi là Sanghamangala
– Địa chỉ: tọa lạc tại ấp Trung Trạch, xã Trung Thành, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long.
– Chùa Hạnh Phúc Tăng được xem là một biểu tượng văn hóa truyền thống đặc sắc của đồng bào Khmer tại Vĩnh Long bởi lối kiến trúc cổ xưa rất độc đáo.
– Truyền thuyết xưa kể rằng, nơi đây là một khu rừng già có nhiều loài thú dữ như hổ, beo…không ai dám bén mảng tới đây. Một ngày kia có một vị tu sĩ đến đây thuần phục các loại thú trở nên hiền lành, ngoan ngoãn. Vì vậy vị sư này đặt tên chùa là Hạnh Phúc, và cái tên này tồn tại cho đến ngày nay.
– Theo các nhà sư và một số tín đồ cao niên kể lại thì chùa này có niên đại cao nhất so với các chùa Khmer khác trên địa phận hai tỉnh Vĩnh Long – Trà Vinh. Chùa Hạnh Phúc Tăng được xây dựng vào năm 632, tức vào thế kỷ thứ VII, điều này có thể chứng minh qua số năm thành lập chùa được khắc trên vách của chánh điện.
– Dù đã trải qua bao biến cố thăng trầm theo thời gian, chùa vẫn giữ được nét yên tĩnh, trầm mặc, thư thái bởi những cây cổ thụ hàng trăm tuổi. Nơi đây cũng là nơi trú ẩn của hàng ngàn con chim làm tổ.
– Từ ngoài đi vào, bạn sẽ bắt gặp tượng Phật Thích Ca cao 12m thần thái uy nghiêm. Khu vực chánh điện được xây dựng bằng bê tông và xi măng kiên cố. Ngoài ra, nền được lát gạch sau nhiều lần trùng tu. Nhìn lên mái ngói, bạn sẽ nhận ra ngay vẻ đẹp trong nền văn hóa của người Khmer. Mái ngói lợp ba cấp tạo thành độ dốc vô cùng đẹp mắt. Đỉnh nhọn nằm chính giữa nóc chùa được điêu khắc công phu. Từ ngoài đi vào khu vực trung tâm chánh điện, bạn sẽ bắt gặp nhiều pho tượng Phật lớn như: Phật khất thực, tượng Phật thiền định, tượng Đức Phật cảm thắng Ma Vương… Ngoài ra, phía sau của khu vực chánh điện dùng để trồng cây sala. Nơi hội họp cũng như tiếp khách của các Phật tử có một bàn thờ Phật quay về hướng Đông và hậu điện xây theo kiểu nhà ngang. Không những thế, căn phòng này còn dùng trong việc tiến hành một số nghi lễ diễn ra tại Chùa Hạnh Phúc Tăng (Chùa Sanghamangala).
– Không khí tại Chùa Hạnh Phúc Tăng (Chùa Sanghamangala) vô cùng thanh bình và yên tĩnh. Khuôn viên trong chùa trồng rất nhiều cây xanh. Trong đó các giống cây cổ thụ trăm tuổi như cây sao, cây dầu, cây sala… Chính vì thế, nhiều người đến đây và cảm nhận được sự thoáng mát, không khí trong lành tại ngôi chùa này.
– Khi đặt chân đến Chùa Hạnh Phúc Tăng (Chùa Sanghamangala), bạn không những thư giãn với không khí trong lành, yên tĩnh mà còn được tận mắt chiêm ngưỡng vẻ đẹp độc đáo của nền văn hóa truyền thống đồng bào Khmer.
Để lại một phản hồi